CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG LÀ GÌ? THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG LÀ GÌ? THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG LÀ GÌ? THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Cho thuê lại lao động là hoạt động trực tiếp tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đó trong một thời gian xác định.

Việc cho thuê lại lao động đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; giúp thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao

Doanh nghiệp muốn hoạt động cho thuê lại lao động phải được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện: (i) Là người quản lý doanh nghiệp; (ii) Không có án tích; (iii) Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

2. Ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

cho thuê lại lao động
Cho thuê lại lao động giải quyết nhu cầu sử dụng lao động ngắn hạn cho các doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm có:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp..

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

4. Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.

5. Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc

b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bâu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

6. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật sư của chúng tôi theo số HOTLINE: 0918918 672 – Luật sư Nguyễn Quang Thái – Luật sư đại diện Văn phòng Luật sư Nguyễn Quang Thái và Cộng sự.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares