CHỦ NỢ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ KHI YÊU CẦU

CHỦ NỢ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ KHI YÊU CẦU

CHỦ NỢ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ KHI YÊU CẦU

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định: “Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.”

Và chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

Do đó, theo quy định hiện hành thì chủ nợ không có bảo đảm được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

Chủ nợ không có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Chủ nợ không có bảo đảm sẽ thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện thanh toán.

Khi chủ nợ không có bảo đảm thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ có những quyền và nghĩa vụ như:

  • Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
  •  Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tham gia Hội nghị chủ nợ.
  • Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
  • Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
  • Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
  • Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
  • Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Như vậy, chủ nợ không có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và sẽ có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares