CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

Việc cha mẹ mất đi không viết di chúc để lại sẽ có rất nhiều khúc mắc cũng như việc xác định thừa kế gây nhiều tranh cãi trong anh em gia đình. Việc xác định hàng thừa kế lúc này sẽ tuân theo những quy định của pháp luật về thừa kế. Sau đây, Luật sư Văn phòng Luật sư Nguyễn Quang Thái và Cộng sự sẽ mang đến một bài viết tư vấn về hàng thừa kế theo pháp luật Dân sự.

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi tên Lê Văn T sinh năm 1997 được cha mẹ nhận nuôi từ lúc lọt lòng. Năm 2017, cha tôi mất, năm 2019 mẹ tôi cũng mất và cả hai không để lại di chúc. Đầu năm 2020, anh chị tôi đòi bán mảnh đất mà cha mẹ tôi để lại, nhưng tôi không đồng ý. Anh chị tôi cho rằng tôi là con nuôi nên không được hưởng thừa kế, và anh chị là con ruột nên có quyền quyết định tài sản của cha mẹ để lại. Luật sư tư vấn giúp tôi là tôi có quyền được hưởng thừa kế hay không, và tôi phải làm gì trong trường hợp anh chị tôi không thực hiện chia thừa kế cho tôi?

1. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế.

Sau Di chúc thì quy định pháp luật về hàng thừa kế được thể hiện rõ tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm có 3 hàng thừa kế sau:

● Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

● Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

● Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, việc phân chia di sản sẽ được tính theo thứ tự ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Hàng thừa kế ưu tiên sẽ được nhận di sản thừa kế, nếu không ai còn sống thì hàng thừa kế thứ tự tiếp theo mới được phân chia di sản thừa kế. Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất, hưởng quyền thừa kế ngang hàng với con ruột.

2. Phân chia di sản đối với các hàng thừa kế

Người mất không để lại di chúc nên không thể định đoạt tài sản của mình. Do đó, các hàng thừa kế theo pháp luật sẽ được phân chia theo quy định liên quan đến phân chia di sản tại Điều 651.2 và 660 Bộ luật Dân sự 2015:

● Cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.

● Khi phân chia di sản, nếu người cùng hàng thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

● Hình thức chia di sản: Người thuộc các hàng thừa kế có thể yêu cầu bằng hiện vật hoặc định giá hiện vật hoặc hiện vật được bán để chia.

3. Con nuôi có được hưởng di sản theo quy định về các hàng thừa kế không?

Theo quy định tại Điều 653, Bộ luật Dân sự 2015: “ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và 652 của Bộ luật này.”

Như đã đề cập trong phần trên, việc nhận và được nhận nuôi hợp pháp và phát sinh các trách nhiệm pháp luật thì người nhận con nuôi và người được nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật và tiến hành thủ tục đăng ký nhận nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi mới được pháp luật công nhận, cha nuôi, mẹ nuôi, các thành viên khác trong gia đình và con nuôi có quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, trường hợp của anh phải xác định rằng khi nhận nuôi anh, cha mẹ nuôi anh có tiến hành đăng ký nhận nuôi với cơ quan nhà nước hay không? Nếu có đăng ký và được đồng ý thì anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên anh được hưởng di sản của cha mẹ nuôi, và có quyền đối với căn nhà họ để lại như các hàng thừa kế.

Trường hợp anh được nhận nuôi nhưng không đăng ký, hoặc đã đăng ký nhưng bị từ chối thì quan hệ nuôi và được nhận nuôi không phát sinh theo pháp luật nên anh không thuộc hàng thừa kế thứ nhất và anh không được hưởng di sản như các hàng thừa kế.

Trên đây bài viết nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan các hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần được tư vấn từ Tư vấn luật dân sự. Vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật sư của chúng tôi_HOTLINE:0918918 672_ Luật sư Nguyễn Quang Thái _ Luật sư đại diện Văn phòng Luật sư Nguyễn Quang Thái và Cộng sự.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Qúy khách hàng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares