HỘ KINH DOANH VÀ VIỆC MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH

HỘ KINH DOANH VÀ VIỆC MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH

HỘ KINH DOANH VÀ VIỆC MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Mỗi cá nhân, thành viên trong hộ gia đình khi có đủ điều kiện chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân nhưng cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hộ kinh doanh không được mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở chi nhánh bởi mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Do đó, chỉ có doanh nghiệp mới được thành lập chi nhánh vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp còn hộ kinh doanh không được pháp luật thừa nhận là một loại hình doanh nghiệp nên không được thành lập chi nhánh. 

Tuy không được mở rộng quy mô bằng việc thành lập chi nhánh nhưng hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cho phép một hộ kinh doanh hoạt động tại nhiều địa điểm. Và khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, hộ kinh doanh cần đảm bảo các quy định như sau:

  • Khi kinh doanh tại nhiều địa điểm thì hộ kinh doanh phải thông báo đến cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với tất cả các địa điểm kinh doanh (Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
  • Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư ( Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 30/2029/NĐ-CP)

Như vậy, hộ kinh doanh không được phép thành lập chi nhánh nhưng pháp luật hiện hành tạo điều kiện để hộ kinh doanh được mở rộng quy mô hoạt động cho phép được mở địa điểm kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau. Trường hợp hộ kinh doanh vẫn có nhu cầu mở chi nhánh để mở rộng quy mô kinh doanh thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares