KHI DOANH NGHIỆP CHO VAY VÀ LÃI SUẤT ÁP DỤNG

KHI DOANH NGHIỆP CHO VAY VÀ LÃI SUẤT ÁP DỤNG

KHI DOANH NGHIỆP CHO VAY VÀ LÃI SUẤT ÁP DỤNG

Việc các doanh nghiệp cho nhau vay vốn để hỗ trợ nhau trong việc sản xuất kinh doanh xảy ra thường xuyên và doanh nghiệp quan tâm liệu không phải là tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp có được cho vay và có được lấy lãi.

Căn cứ vào Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 các doanh nghiệp có các quyền : “1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Do đó, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình nên có thể thực hiện cho doanh nghiệp khác vay nhưng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và không nhằm mục đích kinh doanh do doanh nghiệp là tổ chức phi tín dụng.

Khi các doanh nghiệp thực hiện cho vay tiền cần đảm bảo hình thức thanh toán theo Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán tiền mặt: “1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”

Theo đó, khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức như: Thanh toán bằng Séc; Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền, các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành,…

Về lãi suất khi các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp khác vay áp dụng theo Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2.Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Do đó, theo quy định thì lãi suất sẽ do các bên tự do thỏa thuận trong hợp đồng vay nhưng không được quá 20%/năm, trường hợp có thỏa thuận lãi suất nhưng không xác định rõ thì được xác định là 10%/năm.

Như vậy, các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng vẫn có quyền cho vay, lấy lãi nhưng cần đảm bảo về hình thức thanh toán và lãi suất theo đúng quy định pháp luật.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares