MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thành lập khác nhau nhưng vẫn có một số quy định chung cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp như sau:

1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản ly doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (tìm hiểu thêm tại bài viết https://thaiandpartner.com/cac-truong-hop-khong-co-quyen-thanh-lap-va-quan-ly-doanh-nghiep/)

2. Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp với tên riêng (Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng). Trong đó: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. và tên riêng được viết bằng các chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Khi đặt tên doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện và không thuộc trường hợp bị cấm như: 

  • Đặt tên trùng là tên tiếng việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng việt của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký như tên tiếng việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký; tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi (một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”; từ “tân” ngay trước hoặc từ mới được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng; một cụm từ “miền Bắc”, miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, miền Đông”; tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh, nếu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện và doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Ngành, nghề cấm kinh doanh như kinh doanh các chất ma túy, kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ,… được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 và được chi tiết, hướng dẫn cụ thể bởi Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

 Ngành nghề thuộc kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 và được chi tiết, hướng dẫn cụ thể bởi Điều 11 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

4. Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp

Khi muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đảm bảo có phần vốn đầu tư, kinh doanh vào việc thành lập cũng như hoạt động công ty gồm:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

5. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là trụ sở đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

Lưu ý: Pháp luật không cho phép đặt trụ sở đối với nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ dùng để ở và sinh hoạt vào mục đích kinh doanh theo Luật Nhà ở năm 2014.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares