MƯỢN TIỀN QUA TIN NHẮN ĐIỆN THOẠI

MƯỢN TIỀN QUA TIN NHẮN ĐIỆN THOẠI

MƯỢN TIỀN QUA TIN NHẮN ĐIỆN THOẠI

Căn cứ tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Và theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”

Theo đó, hợp đồng mượn tài sản có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể hay thông quan phương tiện điện tử. Và hợp đồng mượn tiền qua tin nhắn điện thoại là giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Do đó, việc mượn tiền qua tin nhắn và tin nhắn cho mượn tiền hoàn toàn được xem là hợp đồng mượn tài sản.

Tin nhắn mượn tiền qua điện thoại đáp ứng được các điều kiện của một giao dịch dân sự nên các bên khi thỏa thuận, thực hiện giao kết buộc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành nếu các bên không có thỏa thuận khác. Cụ thể:

Quyền và nghĩa vụ của bên mượn:

  • Người mượn tiền phải có nghĩa vụ trả lại số tiền đã mượn đúng hạn thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì người mượn tiền phải trả lại số tiền ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  • Người mượn phải chịu rủi ro nếu chậm trả mà làm ảnh hưởng đến bên cho mượn.
  • Sử dụng số tiền mượn theo đúng mục đích thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn:

  • Đòi lại số tiền ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; bên cho mượn có nhu cầu đột xuất cần sử dụng số tiền cho mượn thì được đòi lại mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời hạn.
  • Đòi lại tài sản nếu bên mượn sử dụng tiền không đúng với mục đích thỏa thuận.

Bên cạnh đó, khi đến hạn hoặc ngay khi mục đích mượn tiền đã được thực hiện mà người mượn không trả nợ dù mượn qua tin nhắn hay lập hợp đồng thì người cho mượn hoàn toàn có quyền khởi kiện để đòi nợ bởi quyền lợi của người cho mượn tiền trong trường hợp này theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Hồ sơ khởi kiện cần thể hiện nội dung và các giấy tờ sau:Trong đơn khởi kiện cần nêu rõ trường hợp và thỏa thuận cho mượn tiền như việc mượn tiền được thực hiện thông qua tin nhắn, thời hạn trả nợ,…;Những tin nhắn chứa nội dung thỏa thuận về việc mượn tiền được in ra hoặc được nến trong đĩa, USB,..;Thông tin tùy thân của các bên;Các tài liệu, giấy tờ khác (nếu có).

Như vậy, việc mượn tiền qua tin nhắn vẫn được xem là hợp đồng mượn tiền. Các bên có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định hiện hành nếu không có thỏa thuận khác về việc mượn tiền và nếu bên mượn không trả tiền thì bên mượn tiền có thể dùng những tin nhắn mượn tiền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares