Người làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng bị xử phạt thế nào?

Người làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng bị xử phạt thế nào?

Người làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mỗi cá nhân nếu không có ý thức chung tay hành động để giảm thiểu sự tiếp xúc dẫn tới lây lan ra cộng đồng thì vấn đề dịch bệnh sẽ bùng phát một cách nhanh chóng.

Ở Việt Nam pháp luật quy định các chế tài, hình thức xử phạt hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh, những hành vi nhẹ thì bị phạt hành chính, nặng có thể bị phạt tù.

Sau đây là một số quy định của pháp luật Việt Nam trong xử lý, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm, cụ thể là vi phạm quy định về cách ly, dẫn tới phát tán dịch bệnh, lây lan ra cộng đồng.

Ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19, quy định:

Điều 1. Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam

1. Tên dịch bệnh: COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra).

2. Thời gian xảy ra dịch: từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra).

3. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch: toàn quốc.

4. Nguyên nhân: Do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

5. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.,.cụ thể:

Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm dịch y tế biên giới

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa và các đối tượng phải kiểm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Trong trường hợp cần thiết, những hành vi thiếu trách nhiệm trong việc phòng ngừa cách ly dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho những người tiếp xúc lân cận và cộng đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ những tình tiết có liên quan trong việc tuân thủ pháp luật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 những người vi phạm có thể bị xử phạt tiền tùy theo các mức độ vi phạm, tuy nhiên mức xử phạt tiền cao nhất tới 200.000.000 đồng hoặc phạt tù với mức phạt cao nhất từ 10 năm đến 12 năm.

Việc xử lý hình sự dựa trên thực tế dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam do hành vi thiếu ý thức đó gây ra.

Toàn bộ hệ thống chính trị và người dân cả nước đã và đang rất nỗ lực trong kiểm soát dịch bệnh. Chính vì thế, đối với những hành vi chủ quan, thiếu ý thức, trách nhiệm và đặc biệt thiếu ý thức về phòng ngừa, cách ly trong diễn biến dịch bệnh COVID-19 có thể bùng phát dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares