![Người phải thi hành án không có tài sản?](https://thaiandpartner.com/wp-content/uploads/2020/11/nguoi-thi-hanh-an-khong-co-tai-san.jpg)
Người phải thi hành án không có tài sản?
Một người không có tài sản thì khi phải thi hành án sẽ không phải mất gì cả, điều này liệu có đúng hay không?
Câu hỏi của bạn Dương Thị Thái An (Tp.Đà Nẵng):
“Chào các Luật sư của Văn phòng Luật Sư Phạm Quang Thái và các Cộng sự. Trước hết tôi xin chúc văn phòng và các luật sư ngày càng thành công và nhận được sự yêu quý, tín nhiệm của khách hàng.
Tôi xin hỏi luật sư: Tôi là nguyên đơn trong vụ án giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại tòa án TP.Đà Nẵng và tòa án đã phán quyết tuyên buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tổng số tiền gốc là 200 triệu đồng, tiền lãi là 20 triệu đồng. Tuy nhiên bị đơn là người vay nợ tôi không có tài sản để trả nợ, cũng như thi hành án.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này, người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành án, có đương nhiên được phép không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình không?
Tôi xin cảm ơn Luật sư”
Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quang Thái và Cộng Sự: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn Dương Thị Thái An đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quang Thái và Cộng Sự. Được giải đáp thắc mắc của bạn chính là niềm vinh hạnh của Văn Phòng chúng tôi.
Về câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ: Luật Thi hành án 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-VPQH
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật thi hành án Dân sự
Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án Dân sự.
Thứ nhất, tối thiểu 6 tháng 1 lần, Chấp hành viên sẽ xác minh điều kiện thi hành án- Điều 14 Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-VPQH
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
3. Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.
Như vậy, Trường hợp xác minh thấy người phải thi hành án hiện tại chưa có điều kiện thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiếp tục xác minh ít nhất 6 tháng 1 lần.
Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án, việc xác minh lại được tiến hành khi chấp hành viên có thông tin mới về điều kiện thi hành án.
Căn cứ nghị định
33/2020/NĐ-CP Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP 6. Khoản 2 Điều 9 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trường hợp cần xác minh làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm
việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến
việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác
minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin.
Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải bằng văn bản, nêu rõ
nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự nơi nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội
dung ủy quyền, trả lời bằng văn bản về kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án
dân sự đã ủy quyền trong thời hạn sau đây:
a) Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền
sở hữu, sử dụng, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 30 ngày, kể từ
ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì thời hạn gửi kết quả
xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
b) Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn trả lời
kết quả xác minh không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
Thứ hai, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 5 năm.
Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án (Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-VPQH)
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Như vậy thời gian tối thiểu để yêu cầu thi hành án là 5 năm. trường hợp bản án có quy định thời hạn người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thì hết thời hạn thi hành án, người được thi hành án có thêm 5 năm để yêu cầu thi hành án.
Thứ ba, xác định việc chưa có điều kiện thi hành án: Điều 44a Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-VPQH
1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
Như vậy, trong trường hợp bạn nêu, cơ quan thi hành án dân sự kiểm tra và xác nhận người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành án thì sẽ trả lại đơn yêu cầu thi hành án và khi đó bạn phải đợi đến thời điểm người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì bạn mới có quyền yêu cầu người đó thi hành án.
Thứ tư, các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án.
Biện pháp đảm bảo thi hành án: Khoản 3 Điều 66 LTHADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
– Phong tỏa tài khoản
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản
Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
1. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.
2. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.
3. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
1. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
3. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án: (Điều 71 LTHA 2008 sửa đổi bổ sung 2014)
Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án.
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Tóm Lại: Trường hợp người không có tài sản không đương nhiên hết nghĩa vụ đối với phần nghĩa vụ mình chịu trách nhiệmTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Trường hợp xác minh thấy người phải thi hành án hiện tại chưa có điều kiện thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiếp tục xác minh ít nhất 6 tháng 1 lần.
Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án, việc xác minh lại được tiến hành khi chấp hành viên có thông tin mới về điều kiện thi hành án.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Trong quá trình thi hành án Dân sự, cơ quan thi hành án Dân sự có thể áp dụng Biện pháp đảm bảo thi hành án Biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, trong trường hợp bạn nêu, cơ quan thi hành án dân sự kiểm tra và xác nhận người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành án thì sẽ trả lại đơn yêu cầu thi hành án và khi đó bạn phải đợi đến thời điểm người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì bạn có thể quyền yêu cầu người đó thi hành án.