
PHÁP LÝ VỀ YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ
Thực trạng hiện nay cho thấy việc giả mạo chữ ký xảy ra rất phổ biến ở nhiều mức độ khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong giao dịch dân sự vi phạm này diễn ra khá nhiều. Trong tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu giám định chữ ký đối với các loại giấy tờ, hồ sơ có liên quan và tùy trường hợp thì Tòa sẽ xem xét yêu cầu giám định chữ ký.
Nội dung về yêu cầu giám định chữ ký cụ thể như sau:
Việc yêu cầu giám định chữ ký được quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ ký hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Toà án giám định nhưng lại bị từ chối. Quyền tự yêu cầu giám định chữ ký chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết vụ việc dân sự.
- Việc đưa ra quyết định trưng cầu giám định là do Toà xét thấy cần thiết và từ yêu cầu của Đương sự. Nội dung quyết định trưng cầu giám định chữ ký phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định (chữ ký), vấn đề cần giám định (giám định tính xác thực của chữ ký), các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
- Trong trường hợp xem xét thấy kết luận giám định chữ ký chưa đầy đủ, rõ ràng, xác thực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi Tòa xét thấy cần thiết sẽ đưa ra yêu cầu người thực hiện giám định giải trình kết luận của mình, có thể triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết có liên quan.
- Khi xét thấy kết luận giám định là chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết vụ việc, đương sự có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc xét thấy cần thiết Toà án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung.
- Việc giám định chữ ký lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Lưu ý: Việc yêu cầu giám định chữ ký của đương sự có thể có hoặc không được Tòa chấp thuận trưng cầu giám định, tuy nhiên, Đương sự có thể tự mình yêu cầu giám định chữ ký nhưng cần lưu ý khoảng thời gian cần thực hiện việc tự giám định chữ ký là trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết vụ việc dân sự.
Trên đây bài viết liên quan đến pháp lý về yêu cầu giám định chữ ký. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần tư vấn trực tiếp bởi Luật sư tư vấn luật hình sự hoặc các chuyên viên pháp lý. Vui lòng liên hệ công ty chúng tôi theo HOTLINE: (+84) 918 918 672 – Ls. Nguyễn Quang Thái – hoặcZalo: 0918 918 672.
Email:
- quangthai.ng@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!