PHÁP NHÂN VÀ DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

PHÁP NHÂN VÀ DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

PHÁP NHÂN VÀ DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Theo đó, người lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác phải là cá nhân và người thừa kế không phải là cá nhân chỉ được quyền hưởng di sản theo di chúc. 

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và người lập di chúc phải có đủ điều kiện minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc người này được lập di chúc.
Do đó, pháp nhân không thuộc đối tượng được quyền lập di chúc để lại di sản cho người khác mà chỉ được hưởng di sản theo di chúc. 

Pháp nhân hưởng di sản thừa kế theo di chúc phải đáp ứng điều kiện:
– Phải được công nhận có tư cách pháp nhân:
+ Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật như theo Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp mới nhất và các văn bản khác có liên quan.
+ Có cơ cấu tổ chức gồm cơ quan điều hành được quy định chi tiết trong điều lệ hoặc quyết định thành lập về việc tổ chức, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của cơ quan điều hành và có các cơ quan khác theo quyết định của chính pháp nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Có tài sản độc lập với các cá nhân hoặc pháp nhân khác và có thể tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản này.
+ Được nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân phải tồn tại và không thuộc các trường hợp bị coi là chấm dứt tồn tại:
+ Không bị chấm dứt tồn tại do hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức hoặc giải thể.
+ Không bị chấm dứt tồn tại do bị tuyên bố phá sản. 

Thời điểm mở thừa kế mà pháp nhân có thể hưởng di sản thừa kế theo di chúc được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định trong các trường hợp sau:
– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.
Do đó, vào thời điểm mở thừa kế nếu pháp nhân chấm dứt tồn tại do bị xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt tồn tại thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Như vậy, pháp nhân không có quyền để lại di sản thừa kế và chỉ được hưởng di sản thừa kế khi đáp ứng điều kiện được công nhận là một pháp nhân, tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân phải còn tồn tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares