TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO HỢP ĐỒNG VAY VÀ MỨC CHO VAY TỐI ĐA TRÊN TÀI SẢN ĐẢM BẢO

TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO HỢP ĐỒNG VAY VÀ MỨC CHO VAY TỐI ĐA TRÊN TÀI SẢN ĐẢM BẢO

TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO HỢP ĐỒNG VAY VÀ MỨC CHO VAY TỐI ĐA TRÊN TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: “Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Theo đó, tài sản bảo đảm trong hợp đồng cho vay là tài sản bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo. Tài sản dùng để bảo đảm gồm động sản hoặc bất động sản , tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo và bên đảm bảo sẽ được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản đảm bảo cũng có thể là quyền sử dụng đất của bên đảm bảo hoặc các loại tài sản của bên thứ ba nếu trong quá trình giao dịch bên đảm bảo, bên nhận đảm bảo và bên thứ ba có thỏa thuận.

Điều kiện của tài sản đảm bảo:
–  Tài sản đảm bảo phải thuộc đúng quyền sở hữu của bên đảm bảo chỉ trừ cho những trường hợp là bảo lưu quyền sở hữu hoặc là cầm giữ tài sản.
– Tài sản đảm bảo có thể mô tả chung nhưng phải xác định được rõ loại tài sản đảm bảo đó.
–  Tài sản đảm bảo có thể là tài sản sẽ được hình thành trong tương lai hoặc là lại tài sản đang hiện hữu
– Giá trị của tài sản đảm bảo phải nhỏ, bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo.

Tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay theo Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng: “1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.”

Do đó, tài sản bảo đảm dùng để vay và mức tiền cho vay phụ thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng với tổ chức tín dụng và việc thỏa thuận mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, các ngân hàng hay một số tổ chức tín dụng có thể xác định mức cho vay là tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm theo tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ từ giá trị khoản nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đối với bất động sản là 50 % và các loại tài sản bảo đảm khác là 30%.

Như vậy, tài sản bảo đảm cho hợp đồng vay dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và luật khác có liên quan. Về mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm dựa trên sự thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares