Thay đổi họ con sang họ mẹ sau khi li hôn?

Thay đổi họ con sang họ mẹ sau khi li hôn?

Thay đổi họ con sang họ mẹ sau khi li hôn?

Câu hỏi của bạn Võ Ngọc Lan (Tp.Nha Trang):

Chào các Luật sư của Văn phòng Luật Sư Phạm Quang Thái và các Cộng sự. Trước hết tôi xin chúc văn phòng và các luật sư ngày càng thành công và nhận được sự yêu quý, tín nhiệm của khách hàng.

Tôi xin hỏi luật sư: Tôi vừa li dị chồng tháng 5/20018, nay con trai tôi được 2 tuổi. Sau ly hôn chồng tôi không có bất cứ một khoản cấp dưỡng nuôi con nào và cũng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận của một người cha.

Vậy Tôi có thể đổi mới tên cho con và chuyển từ họ bố sang họ mẹ; cấm chồng cũ  đến thăm con và chấm dứt hoàn toàn quan hệ cha con giữa con với chồng cũ tôi được không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quang Thái và Cộng Sự: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn Võ Ngọc Lan đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quang Thái và Cộng Sự. Được giải đáp thắc mắc của bạn chính là niềm vinh hạnh của Văn Phòng chúng tôi.

Về câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Trước hết, căn cứ các quy định của pháp luật:

Căn cứ Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định tại Điều 27: Quyền thay đổi họ; Điều 28: Quyền thay đổi tên.

Điều 27 Quyền thay đổi họ:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

Điều 28 Quyền thay đổi tên:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Căn cứ điều 81, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

Điều 7: Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Căn cứ Điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con. Người chồng đã vi phạm nghĩa vụ này tuy nhiên pháp luật không tước đi quyền làm cha của họ. Về mặt pháp luật hộ tịch, cụ thể là trên giấy khai sinh vẫn có thông tin của người cha .

Qua các căn cứ pháp lí nêu trên, theo đó:

Thứ nhất: Việc thay đổi họ, tên con khi con bạn thời điểm hiện tại cần phải có sự đồng ý của chồng cũ hoặc thỏa thuận của bạn và chồng cũ được thể hiện rõ trong tờ khai khi làm thủ tục đổi họ, tên mới cho con.  

Thứ hai: Toàn án quyết định ly hôn giữa bạn và chồng cũ sẽ làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai người. Mặc dù cha mẹ đã ly hôn với nhau, nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ cha mẹ đối với con là ngang nhau.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Trừ trường hợp người đó lạm dụng quyền thăm nom con để gây cản trợ việc chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục thì chị có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó.

Thứ ba: Đến thời điểm hiện tại, không có bất kì một qui định pháp luật nào chấp nhận việc khước từ mối quan hệ cha mẹ đẻ với con đẻ. Bởi vì mối quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ với con là mối quan hệ huyết thống. Đó chính là sự tạo hóa tự nhiên và tinh hoa văn hóa của loài người về tình mẫu tử và phụ tử. Vì vậy những mâu thuẫn khúc mắc trong quá trình chung sống dẫn đến ly hôn, mặc cho người chồng không quan tâm, lo lắng, cấp dưỡng cho con nhưng bạn không thể yêu cầu bất kì cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào  chấm dứt mối quan hệ huyết thống cha con.

Khi bạn không muốn tên chồng cũ trên giấy khai sinh của con thì chỉ có thể thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ cha con. Nhưng để thực hiện thủ tục này bắt buộc trên thực tế con bạn phải không có quan hệ huyết thống với chồng cũ bạn. Nếu chồng bạn là cha ruột của bé thì không thể làm thủ tục xóa tên người cha trên giấy khai sinh của con đồng nghĩa với việc không thể chấm dứt mối quan hệ giữa cha đẻ và con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares