TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH VÀ KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

TRƯỜNG HỢP  KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH VÀ KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH VÀ KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

  • Trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Do đó, các trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh gồm:

Trường hợp 1: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi 

Trường hợp 2: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người được Tòa án ra quyết tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

Trường hợp 3: Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người được Tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự trên kết luận giám định pháp y tâm thần do bị bệnh tâm thần/mắc bệnh khác và không thể nhận thức làm chủ được hành vi theo  người có quyền, lợi ích liên quan hoặc từ cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu.

Trường hợp 4: Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người này/người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan và trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Trường hợp 5: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Trường hợp 6: Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

  • Trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Nghị định  01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Do đó, các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh gồm:

Trường hợp 1: Hộ kinh doanh là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối

Trường hợp 2: Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ

Trường hợp 3: Người  làm dịch vụ có thu nhập thấp (mức thu nhập thấp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể theo từng địa phương)

Như vậy, việc đăng ký hộ kinh doanh là nghĩa vụ, trách nhiệm của một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể pháp luật không cho phép đăng ký hộ kinh doanh hoặc cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh mà không cần thực hiện đăng ký kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares