ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Ưu điểm:

  • Cơ cấu tổ chức đơn giản, cơ cấu tổ chức, quản lý do chủ sở hữu quyết định;
  • Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro;
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty;
  • Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác hoặc phát hành trái phiếu.

Nhược điểm:

  • Bị hạn chế trong việc huy động vốn do không được phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Ưu điểm:

  • Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
  • Có nhiều chủ sở hữu nên có thể có nhiều vốn hơn, việc quản lý toàn diện do có nhiều người tham gia điều hành công việc;
  • Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên, tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;
  • Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên dễ kiểm soát được việc thay đổi thành viên.

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên;
  • Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
    3. Công ty cổ phần

Ưu điểm:

  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần linh hoạt và không hạn chế số lượng cổ đông tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
  • Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
  • Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán;
  • Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

4. Công ty hợp danh

Ưu điểm:

  • Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người;
  • Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy;
  • Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, uy tín;
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhược điểm:

  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn;
  • Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như Công ty Luật;
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
  • Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm;
  • Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

5. Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;
  • Vốn của doanh nghiệp do chủ sở hữu tự đăng ký và không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp;
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm:

  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình;
  • Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào để huy động vốn;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân khác;
  • Không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định;
  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares