XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN

XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN

XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN

Tùy theo sự thỏa thuận và bản chất của hợp đồng mà các bên sẽ lựa chọn những phương thức xử lý khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm dừng hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Ngoài ra, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán mà các bên không thỏa thuận gì khác thì bên vi phạm còn phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Do đó, mức lãi suất cao nhất mà các bên có thể thỏa thuận là 20%/năm, trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì lãi suất sẽ được tính 10%/năm.

Hoặc áp dụng Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo Luật Thương mại năm 2005:
“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Việc áp dụng Luật thương mại có sự khác biệt với quy định của Bộ luật Dân sự về mức lãi suất được áp dụng. Theo đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đổi với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

 Trường hợp các bên đã áp dụng các chế tài nhưng bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bị vi phạm có quyền được kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án hoặc Trọng tài.

Trường hợp 1: Giải quyết bằng Trọng tài

Các bên có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên và xác định thủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất các tranh chấp phát sinh mà ít tốn kém về cả thời gian và kinh phí. Trình tự, thủ tục và điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng được quy định cụ thể trong Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Trường hợp 2: Giải quyết bởi Tòa án

Tranh chấp phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Các bên cần lưu ý các điều kiện cơ bản về thụ lý, hồ sơ khởi kiện, trình tự thủ tục theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares